Linh kiện điện tử

Translator

 
 

Đăng nhập



Đối tác

Hỗ trợ trực tuyến

TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BẢO TRÌ MÃI MÃI
Kinh doanh dự án 
Mr. Nam: 0982.123.592
Mr.Hoàn: 0963.221.325

Tài liệu biến tần

Ứng Dụng Phổ Biến Của Biến Tần

Ứng Dụng Phổ Biến Của Biến Tần

Biến tần được ứng dụng ngày càng phổ biến để điều khiển tốc độ cho tất cả các máy móc trong các ngành, đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng:  Máy nghiền, máy cán, kéo, máy tráng màng, máy tạo sợi, máy nhựa, cao su, sơn, hóa chất, dệt, nhuộm, đóng gói, chế biến gỗ, băng chuyền, cần trục, tháp giải nhiệt , thiết bị nâng hạ, máy nén khí, bơm và quạt... Sau đây là 1 số ưng dụng phổ biến.

Biến Tần Yuanshin

Biến Tần Yuanshin

 

Biến Tần Yuanshin

Cùng với sự bùng nổ của tự hóa trong công nghiệp, Tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề toàn cầu, biến tần đã và đang được sử dụng rãi trong các dây chuyền tự động hóa góp phần giải quyết vấn đề tiết kiệm năng lượngquy, tang tuổi thọ động cơ

Biến Tần Mitsubishi FR-S500

Biến Tần Mitsubishi FR-S500

 

Biến tần Mitsubishi FR-S500 là dòng biến tần nhỏ gọn, thiết kế phù hợp cho những ứng dụng nhỏ, tải nhẹ trong thực tế. Sau này được thay thế bằng dòng FR-E500.

Thông số kỹ thuật:

-loại một pha vào ba pha ra có công suất trong dải 0.2-1.5kW.

-loại 3 pha vào, ba pha ra có công suất trong dải 0.4-3.7kW, tần số đầu ra có thể điều chỉnh trong miền 0.5-120Hz.

Các biến tần mới của Mitsubishi đã tạo nên bước đột phá dòng biến tần công suất nhỏ với các đặc điểm và các lợi ích vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh gần nhất.

 

FR-S500 là loại biến tần Mitsubishi đầu tiên có thể được định dạng thông qua việc sử dụng núm vặn, do đó có thế đễ dàng truy cập tới tất cả các thông số bên trong thiết bị tương tự như kiểu bàn phím 3 nút truyền thống.

Dòng Biến tần FR-S500 có các ưu điểm chính sau:

Ø     Dễ dàng thiết lập thông số thông qua núm xoay số.

Ø     Nút bấm PU/EXT cùng hệ thống hiển thị đèn LED cho phép lựa chọn chế độ.

Ø     Bảo vệ quá dòng

Ø     Mô men lớn

Ø     Hỗ trợ lựa chọn kiểu sink/source.

Ø     Tương thích với các bàn phím nhậtp tham số của dòng 500 khác.

Ø     Có thể giao tiếp trực tiếp với các bộ giao diện người máy dòng E.

FR-S500 hỗ trợ thiết lập cổng truyền thông RS485 dựa trên một mođen-với bất kỳ một Hi-spec có tích hợp sẵn cổng truyền thông RS485 hoặc một phiên bản chuẩn đều tương thích với công cụ gốc hỗ trợ cho quá trình truyền thông của nó. Đầu nối RS485 cho phép sử dụng phần mềm MX 500 Mitsubishi để đặt các thông số thông qua đầu vào PC, do đó cung cấp cho người dùng các công cụ khác nhau để dễ dàng cho cài đặt

Biến Tần Mitsubishi FR-F740

Biến Tần Mitsubishi FR-F740

Biến Tần Mitsubishi FR-F740

Thông số kỹ thuật Biến tần Mitsubishi F740:
Công suất:  0.75kW – 55kW
Dải tần số ngõ ra: 0.5…400Hz.
Nguồn cung cấp:  380/460 VAC, 50/60 Hz.
Phương pháp điều khiển: V/F, Sensorless Vector. Tính năng  Tự động dò tìm tham số động cơ
Có sẵn biến trở điều khiển tốc độ.
8 cấp tốc độ điều khiển.
1 ngõ vào Analog 4…20mA.
1 ngõ vào Analog 0…5V hoặc 0…10V.
Truyền thông: RS-485

Nhiệt độ làm việc: 50 độ CKhả năng quá tải: 120% trong 60s, 150% trong 3s…

Cấp độ bảo vệ: IP 20.

Biến tần Mitsubishi E700

Biến tần Mitsubishi E700

Biến tần Mitsubishi E700

Thông số kỹ thuật Biến tần Mitsubishi E700:Công suất:   0.1- 2.2 kW .
Dải tần số ngõ ra: 0.2…400Hz.
Nguồn cung cấp:  220 VAC, 50/60 Hz.
Phương pháp điều khiển: V/F, Sensorless Vector. Tính năng  Tự động dò tìm tham số động cơ
Có sẵn biến trở điều khiển tốc độ.
8 cấp tốc độ điều khiển.
1 ngõ vào Analog 4…20mA.
1 ngõ vào Analog 0…5V hoặc 0…10V.
Truyền thông: RS-485 Nhiệt độ làm việc: 50 độ C

Khả năng quá tải: 150% trong 60s, 200% trong 0.5s…
Cấp độ bảo vệ: IP 20.

Biến Tần FuJi

Sự ra đời của Biến Tần đã đáp ứng được nhu cầu làm thay đổi tốc độ quay của động cơ theo ý muốn, biến tần cũng là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm điện cũng như bảo vệ động cơ tốt hơn...

Biến tần hiệu FUJI ELECTRIC do Nhật Bản sản xuất được sử dụng cho tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp, các nhà máy, xưởng sản xuất, chung cư, tòa nhà văn phòng, hệ thống thang máy, băng tải…

Các sản phẩm chính của Biến tần Fuji gồm có các dòng sản phẩm chính như sau:

+ BIẾN TẦN FVR – MICRO: Ngõ ra tần số: 0.1 - 400Hz. Dãy công suất: 0.2 - 3.7kW, Dễ dàng cài đặt tần số bằng biến trở có sẵn trên biến tần. Mức chịu đựng quá tải: 150% - 1 phút, Điều khiển đa cấp tốc độ: 8 cấp

-       Nguồn điện áp cung cấp: 1 Pha 200-240V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 200-240V 50/60Hz:

FVR0.2S1S-7E, FVR0.4S1S-7E, FVR0.75S1S-7E, FVR1.5S1S-7E, FVR2.2S1S-7E

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 380-460V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-460V 50/60Hz:

FVR0.4S1S-4E, FVR0.75S1S-4E, FVR1.5S1S-4E, FVR2.2S1S-4E, FVR3.7S1S-4E

 

+ BIẾN TẦN  FRENIC – ACE: Ngõ ra tần số: 0.1-120/500Hz, Dãy công suất: 30-110kW, mức chịu đựng quá tải: 150%-1 phút, 200%-0.5 giây (HHD)

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 380-480V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz:

FRN0022E2S-4A, FRN0029E2S-4A, FRN0037E2S-4A, FRN0044E2S-4A, FRN0059E2S-4A, FRN0072E2S-4A, FRN0085E2S-4A, FRN0105E2S-4A, FRN0139E2S-4A, FRN0168E2S-4A, FRN0203E2S-4A, FRN0240E2S-4A, FRN0290E2S-4A, FRN0361E2S-4A, FRN0415E2S-4A, FRN0520E2S-4A, FRN0590E2S-4A

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 200-240V 50/60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 200-240V 50/60Hz:

FRN0030E2S-2A, FRN0040E2S-2A, FRN0056E2S-2A, FRN0069E2S-2A

+ BIẾN TẦN  FRENIC-MEGA: Ngõ ra tần số: 0.1-500 Hz. Dãy công suất: 0.2-630 kW.

-       Nguồn điện áp cung cấp: 380-480V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 200-240V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 200-240V 50/60Hz

+ BIẾN TẦN FRENIC-AQUA: Ngõ ra tần số: 0.1-120Hz, Dãy công suất: 0.75-710kW, Mức chịu đựng quá tải: 110%-1 phút, Điều khiển đa cấp tốc độ: 8 cấp, Chức năng tiết kiệm năng lượng và điều khiển PID, Tích hợp các chức năng tốt nhất cho các ứng dụng trong ngành nước, xử lý nước, thủy lợi. Tính năng cho điều khiển bơm nước điều áp (điều khiển đa bơm).

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz

+ BIẾN TẦN FRENIC-HVAC: Ngõ ra tần số: 0.1-120Hz. Dãy công suất: 0.75-710kW. Mức chịu đựng quá tải: 110%-1 phút. Điều khiển đa cấp tốc độ: 8 cấp. Chức năng tiết kiệm năng lượng và điều khiển PID.Tích hợp các chức năng tốt nhất cho các ứng dụng trong hệ thống HVAC.Tính năng cho điều khiển bơm, quạt.

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz

+ BIẾN TẦN FRENIC-LIFT: Ngõ ra tần số: 0.0-120 Hz. Mức chiệu đựng quá tải: 200%-10 giây, Có đầu vào 48V DC, Tích hợp sẵn bộ hãm tốc. Có Card tích hợp sẵn cho điều khiển vòng kín. Ứng dụng cho điều khiển thang máy

-       Nguồn điện áp cung cấp: 3 Pha 380-480V 50/ 60Hz, ngõ ra điện áp: 3 Pha 380-480V 50/60Hz


Quý khách có nhu cầu xin vui lòng  liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt hơn

 

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - TỰ ĐỘNG HÓA NASACO

 


Số 12/162/28 Đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.

 

VPGD: Số 146 đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.
Tel: (+84-4) 35576.176  . Fax: (+84-4) 35576.315 
Nguyễn Xuân Nam: Mobile: 0982.123.592
Email: nasaco.vnn@gmail.com

Website :http/www.nasaco.com.vn

 

Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng



Sử Dụng Biến Tần Một Giải Pháp Tiết Kiệm Điện

Sử Dụng Biến Tần Một Giải Pháp Tiết Kiệm Điện

                                    Sử Dụng Biến Tần Một Phương Pháp Tiết Kiệm Điện Hiệu Quả


Biến tần tiết kiệm năng lượng như nào?

Biến tần - Giải pháp tiết kiệm điện Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát (điều hoà trung tâm), máy bơm nước...

Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần số công nghiệp f = 50Hz thông qua quan hệ f="p.n/60" - trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện. Thêm nữa, như ta đã biết, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt, mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:

Trong khi đó, công suất đòi hỏi của hệ thống lại bằng tích số giữa mômen và tốc độ quay: P = M x n

Do đó, công suất đòi hỏi của hệ thống tỉ lệ với lập phương của tốc độ quay và cũng là tỉ lệ với lập phương của lưu lượng:

Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại. Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hình vẽ đường đặc tính nêu dưới đây sẽ cho thấy điều đó.

Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.

Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho các van.
Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.

Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã được áp dụng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van.

Trong hình vẽ 2 là đường đặc tính năng lượng - lưu lượng của bộ biến tần so sánh với bộ điều khiển lá chắn đầu vào. Theo hai đường đặc tính trên, chúng ta luôn thấy đường biểu diễn năng lượng cho hệ thống khi dùng biến tần (Micromaster) để điều khiển nằm thấp hơn rất nhiều so với đặc tính van, nhất là khi lưu lượng ra điều chỉnh xuống giá trị phần trăm thấp. Như trên hình vẽ, nếu giảm lưu lượng đi 20% thì năng lượng tiêu thụ sẽ giảm gần 50% so với giá trị thiết kế với phương án điều khiển lá chắn đầu vào. Còn khi sử dụng bộ biến tần thì năng lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 2-3%. Khi lưu lượng tiêu thụ giảm xuống còn 50% thì năng lượng tiêu thụ với bộ biến tần chỉ còn 15% so với 56% khi sử dụng lá chắn đầu vào.

Cũng so sánh như vậy với bộ điều khiển lá chắn đầu ra thì năng lượng tiêu thụ còn tiết kiệm được nhiều hơn.

Ngoài ra, với việc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi phí cho bảo trì hệ thống.

Nguyên lý làm việc của  biến tần

Nguyên lý làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản . Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC link). Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.

Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.

Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng.

Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt. Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới

 

Hãy đến với chúng tôi. Quý khách hàng sẽ nhận được dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp từ NaSaCo Trên toàn quốc, được tư vấn kỹ thuật,thiết kế, lắp đặt,hướng dẫn sử dụng và tài liệu kỹ thuật miễn phí cho tất cả các dòng Biến Tần của tất cả các hãng trên thế giới cũng những những dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp thỏa mãn sự mong đợi của quý khách hàng.

Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được phục vụ tốt hơn :

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - TỰ ĐỘNG HÓA NASACO

Số 12/162/28 Đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội. 

VPGD: Số 146 đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.
Tel: (+84-4) 35576.176  . Fax: (+84-4) 35576.315 
Nguyễn Xuân Nam: Mobile: 0982.123.592
Email: nasaco.vnn@gmail.com
Website: nasaco.com.vn

Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần ABB ACS550

Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần ABB ACS550

 biến tần Abb ACS550 sử dụng trong các loại tải mô men không đổi hoặc mô men thay đổi như bơm, quạt, băng tải....

Tần số ra: 0-500Hz

 

Điện áp cấp: 380V

INVT CHF100A_Tài Liệu

 INVT CHF100A_Tài Liệu

Biến Tần INVT CHF100A sử dụng cho các loại máy về điện - điện tự động hóa.
Dùng trong công nghệ thực phẩm, công nghệ in ấn.
Dùng để tiết kiệm năng lượng cho máy nén khí, dùng trong các loại cẩu trục, bơm và quạt….

Biến tần Omron họ 3G3JV

Biến tần Omron họ 3G3JV

Biến tần Omron 3G3JV - Loại nhỏ dễ sử dụng với kích thước nhỏ gọn, dùng cho động cơ từ 0.1 kW đến 3.7kW. Nó có 4 đầu vào số và 1 đầu vào analog để điều khiển hoạt động của biến tần.

Biến tần Schneider

Biến tần Schneider

Biến tần Schneider đã trở nên thông dụng và thân thuộc với người sử dụng. Bộ tài liệu này nhằm giúp các bạn hiểu cách sử dụng, lắp đặt và lập trình cho các loại biến tần của Schneider. Bộ tài liệu này tập hợp hầu như đủ loại biến tần của Schneider.

Biến tần Siemens

Biến tần Siemens

Ngày này việc tự động hóa trong công nghiệp và ổn định tốc độ động cơ đã không còn xa lạ với những người đang công tác trong lĩnh vực kỹ thuật. bien tan là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực nhất trong việc ổn định tốc độ và thay đổi tốc độ động cơ một cách dễ dàng nhất mà hầu hết các xí nghiệp đang sử dụng.

Bạn đang ở: BIẾN TẦN
Công ty Cổ Phần Thương Mại - Tự Động Hóa NA SA CO
Trụ sở chính: Số 12, Ngõ 162/28, Đường Khương Đình, P.Hạ Đình, Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng giao dịch:  Số 146 Đường Khương Đình, P.Hạ Đình, Q. Thanh Xuân - Hà Nội
        Điện thoại Văn phòng: +84(4) 3557 6176 - Fax: +84(4) 3557 6315 - Hotline: 0982.123.592
Fanpage: facebook.com/bientanbeta
Email: nasaco.vnn@gmail.com   -   hainam@nasaco.com.vn